Gần đây nhất, khi UBND TP HCM quyết định "cấm phân lô, bán nền trên toàn địa bàn, gồm cả 5 huyện ven đô thị, chỉ trừ trường hợp đất dành cho tái định cư; đối với các dự án nhà ở thì chủ đầu tư phải xây dựng hoàn chỉnh mới được sang nhượng", có "chuyên gia" cho rằng, quy định như vậy là trái với Luật Kinh doanh BĐS 2023.
Trước hết, tôi sẽ điểm qua các quy định pháp luật có liên quan.
Luật Kinh doanh BĐS 2023, có hiệu lực từ 1/8/2024, dành riêng chương IV, từ Điều 28 tới Điều 38, quy định cụ thể về dự án "phân lô, bán nền".
Khoản 6, Điều 31 luật này quy định về những loại đất không được "phân lô, bán nền" bao gồm"Đất không thuộc khu vực phường, quận, thành phố của đô thị loại đặc biệt, loại I, loại II và loại III; không thuộc trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất để đầu tư dự án xây dựng nhà ở theo quy định của Luật Đất đai. Đối với các khu vực còn lại, UBND cấp tỉnh căn cứ điều kiện của địa phương để xác định các khu vực chủ đầu tư dự án được chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật cho cá nhân tự xây dựng nhà ở".
Ta có thể diễn tả lại theo "văn pháp luật" thành ba điểm bao gồm: Cấm chuyển các dự án đầu tư phát triển nhà ở thành dự án "phân lô, bán nền"; Cấm các dự án "phân lô, bán nền" tại đô thị từ loại đặc biệt tới loại III; Đối với các khu vực không thuộc quy định tại Điểm b thì UBND cấp tỉnh có thẩm quyền quy định các khu vực được thực hiện dự án "phân lô, bán nền".
Như vậy việc UBND TP HCM quy định cấm "phân lô, bán nền" như trên là hoàn toàn đúng thẩm quyền theo quy định của Luật Kinh doanh BĐS 2023.
Ở trên là phần giải thích đầy đủ về mặt pháp lý đối với thẩm quyền của UBND cấp tỉnh quy định về phạm vi được áp dụng dự án "phân lô, bán nền". Điều quan trọng hơn là phân tích xem loại dự án "phân lô, bán nền" có lợi và hại gì?
Theo kinh nghiệm trên thế giới, các nước công nghiệp sử dụng sắc thuế BĐS để tạo thuận lợi cho chuyển nhượng đất nông nghiệp và đánh thuế cao đối với chuyển nhượng đất phi nông nghiệp mà chưa hình thành tài sản trên đất. Dự án kiểu "phân lô, bán nền" chỉ để giải quyết nhà ở cho nhóm đối tượng có thu nhập thấp. Cả quá trình từ mua đất đến làm từng phần nhà được kéo đủ dài sao cho phù hợp với khả năng thu nhập, và chỉ được thực hiện ở những khu vực nhất định.
Tại Việt Nam, trong thời kỳ kinh tế bao cấp, ở nông thôn có chế độ đất giãn dân để đáp ứng nhà ở cho các hộ gia đình trẻ mới tách ra. Bước sang Đổi Mới, cơ chế thị trường từng bước được áp dụng. Nghị định 61-CP về mua bán và kinh doanh nhà ở, ban hành năm 1994 được coi như nhát cắt "đuôi bao cấp về nhà ở". Đến 1996, các dự án phát triển nhà ở bắt đầu được triển khai ở nhiều đô thị trong các dạng khác nhau, trong đó kiểu "phân lô, bán nền" dần hình thành.
Vài năm sau, Luật Đất đai 2003 được ban hành, đáp ứng được nhu cầu thực tiễn đòi hỏi xây dựng một thị trường BĐS toàn diện. Tôi nhớ, trên phiên bản cuối cùng của Nghị định 181/2004/NĐ-CP về thi hành Luật Đất đai trình Chính phủ, Thủ tướng Phan Văn Khải phê bên lề một câu "Dự thảo tốt, bổ sung quy định cấm phân lô, bán nền", hàm ý tưởng chính sách "nâng cao chất lượng đô thị hóa và không cho buôn bán đất thô mà chưa có nhà ở".
Nhưng đến năm 2007, nhiều địa phương đề nghị "cho phép phân lô, bán nền tại nông thôn và các thị trấn để giải quyết đất giãn dân". Nghị định 84/2007/NĐ-CP đã tiếp thu ý kiến này. Đến Luật Đất đai 2013, Nghị định 43/2014/NĐ-CP đã quy định khá thoải mái về các dự án "phân lô, bán nền", được thực hiện tại "các khu vực không nằm trong địa bàn các quận nội thành của các đô thị loại đặc biệt; khu vực có yêu cầu cao về kiến trúc cảnh quan, khu vực trung tâm và xung quanh các công trình là điểm nhấn kiến trúc trong đô thị; mặt tiền các tuyến đường cấp khu vực trở lên và các tuyến đường cảnh quan chính trong đô thị" (Khoản 2 Điều 41).
Hệ quả là "đất nền" trở thành một phân khúc luôn "sốt giá", không phục vụ người dân địa phương mà phục vụ chủ yếu những người từ nơi xa đến mua đất nền như một mặt hàng kinh doanh hoặc để trữ tiền nhàn rỗi. Tình cảnh khu vực sản xuất, dịch vụ hàng hóa tiêu dùng thiếu vốn đầu tư trong nước, phải trông chờ vào đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI), cũng do nguồn vốn nội trong dân đã trữ gần hết trong BĐS nhà ở.
Quyết định của TP HCM cấm "phân lô, bán nền" trên toàn thành phố, chỉ trừ các dự án tái định cư bằng đất nền, là một quyết định đúng đắn, phù hợp với việc nâng cao chất lượng đô thị hóa và giảm bớt việc trữ tiền nhàn rỗi của dân vào đất không có nhà ở.
Trong khi đó, tiếc thay, ở nhiều huyện tại các đô thị lớn khác lại bước vào giai đoạn phát triển mới bằng những phiên đấu giá xuyên đêm các dự án "phân lô, bán nền".
Nhiều "chuyên gia" chỉ lo rằng, cấm phân lô bán nền thì thị trường BĐS kém sôi động. Nhưng cần nhìn thẳng vào nền kinh tế quốc gia xem thị trường BĐS hiện nay đang đóng góp được gì và có thể tạo nên những rủi ro nào?
Đặng Hùng Võ
" alt=""/>Chặn đứng 'phân lô, bán nền'Tôi và cậu ta chơi với nhau đến giờ cũng gần chục năm rồi, từ khi hai đứa còn là sinh viên năm nhất. (Ảnh minh họa)
Tôi với cậu ta cứ như hệt như hai thằng con trai với nhau. Tới giờ cậu ta chưa có bạn gái, vẫn lông bông như thế. Còn tôi thì đã chia tay người yêu 2 lần. Mỗi lần chấm dứt tình yêu, tôi khóc lóc lên bờ xuống ruộng lại gọi cậu ta đi uống rượu để giải sầu. Chẳng bao giờ tôi nghĩ có ngày tôi với cậu ta lại có với nhau một đứa con.
Cách đây hơn 1 tháng, nhóm chúng tôi có đứa gặp chuyện buồn nên cả lũ kéo nhau đi nhậu. Vì nhà hai đứa gần nhau nên sau khi nhậu say, cậu ta chở tôi về. Chẳng hiểu thế nào, rốt cục, sáng hôm sau tôi tỉnh dậy thấy mình ở trong nhà nghỉ. Cậu ấy điện thoại cho tôi báo là hôm qua cậu ấy cũng say quá, không thể về nổi tới nhà nên đành thuê tạm phòng cho hai đứa. Cậu ta ngủ dưới đất, sáng vội đi làm, thấy tôi còn say nên cũng chẳng gọi. Hoàn toàn tin tưởng vào bạn mình nên tôi cũng chẳng mảy may nghi ngờ.
Tôi không biết rằng chính cậu ta cũng hoang mang. Khi biết hai đứa đã vượt rào cùng nhau, cậu ta sợ quá nên trốn chạy trách nhiệm. Cậu ta ngây thơ chỉ nghĩ đến chuyện hai đứa ngủ với nhau chứ không tính đến việc hậu quả còn có thể lớn hơn thế.
![]() |
Cậu ta ngây thơ chỉ nghĩ đến chuyện hai đứa ngủ với nhau chứ không tính đến việc hậu quả còn có thể lớn hơn thế. (Ảnh minh họa) |
Và rồi đúng như những gì dự báo. Tôi có bầu. Chậm tới hơn 2 tháng tôi cũng không nghĩ ngợi gì. Cho tới khi người có biểu hiện lạ, tôi bắt đầu linh cảm điều không lành. Thử que thử thai, biết mình có bầu, tôi chết lặng. Điều đầu tiên tôi nghĩ tới là cậu ta. Tôi tin chắc hôm đó mọi chuyện không thể nào đơn giản thế được.
Tôi điện thoại cho cậu ta, hỏi thẳng, thì cậu ta ậm ừ thừa nhận. Lúc này tôi báo có bầu, cậu ta cũng sợ hãi cúp vội điện thoại. Tôi chán cũng chẳng buồn điện thoại lại vì giờ quan trọng là cách giải quyết chứ không phải đổ lỗi tội ai. Khoảng hơn 1 tuần sau thì cậu ta tìm tôi, hỏi tôi muốn thế nào, nếu cưới thì cậu ta cũng sẵn sàng vì cậu ta không dám để tôi khổ vì cái lỗi của mình. Nhưng nói thật, chính tôi cũng không biết phải làm sao.
Tôi và cậu ta tuy chơi thân với nhau nhưng không thể nào hợp được. Nếu cưới nhau về sống chung một nhà, sớm muộn cũng ly hôn thôi. Có cưới cũng chỉ là hợp thức hóa cái thai. Rồi sau đó, tôi lại còm cõi nuôi con một mình, thậm chí còn mang cái danh một đời chồng. Chẳng thà bây giờ xác định làm mẹ đơn thân, cậu ta cũng chịu trách nhiệm với con là được.
Tôi có nên làm như vậy hay không? Hay cứ cưới cho che mắt thế gian rồi chuyện sau này tính.
(Theo Khám phá)
" alt=""/>Mang bầu với bạn thânBên cạnh đó, anh Tô Yô Ta có rất nhiều video quảng cáo, review cho các sản phẩm, hướng dẫn sử dụng ô tô, lái xe... Trong số đó, anh có nhiều video sở hữu hàng triệu lượt xem.
Dù sở hữu kênh có hàng trăm ngàn lượt theo dõi trên các nền tảng mạng xã hội nhưng chưa ai biết họ tên đầy đủ của Mr Tô.
Cách đây vài ngày, trong lúc dọn nhà, anh Tô Yô Ta thấy bảng tên đeo trên áo từ thời mới vào làm ở Thaco Trường Hải. Anh chụp ảnh bảng tên và gửi lên nhóm Zalo của bạn bè đại học.
“Sáng hôm sau, tôi chuẩn bị đi làm thì mở nhóm chát Zalo lên xem. Thấy mọi người trò chuyện rôm rả, tôi xúc động, nhớ lại thuở mới đi làm nên lấy ảnh chia sẻ lên trang Facebook cá nhân.
Tôi không ngờ bức ảnh đó được mọi người chia sẻ khắp nơi. Thông thường, mỗi bài đăng của tôi chỉ được chừng vài ngàn lượt like (thích) nhưng lần này đạt hơn 30 ngàn lượt”, anh Tô Yô Ta cho biết.
Lúc nhỏ, anh Tô Yô Ta thường thắc mắc tại sao cha lại đặt tên mình như thế. Những lần đó, anh đều nhận được lời giải thích cặn kẽ từ cha.
Anh Tô Yô Ta kể, cha anh làm nghề sửa chữa ô tô và yêu thích các thương hiệu xe nổi tiếng. Trong một lần ngồi uống nước với anh trai, ông nảy ra ý định sẽ đặt tên con theo tên các kỹ sư, danh nhân nổi tiếng trên thế giới. Ông muốn những cái tên đó sẽ mang đến may mắn cho các con.
Đến lúc kết hôn và có con trai đầu lòng, ông vẫn giữ nguyên ý định, lấy thương hiệu Toyota để đặt tên con.
Anh Tô Yô Ta nhớ lại: “Theo tục lệ ở quê, trong lễ đầy tháng, em bé sẽ được người lớn đặt tên. Tôi được ông cố đặt cho một cái tên khác nhưng khi làm giấy khai sinh, cha tôi lại chọn tên Tô Yô Ta”.
Từ nhỏ, anh Tô Yô Ta cũng thích ô tô giống cha và học giỏi môn Vật lý. Ngày làm hồ sơ dự thi đại học, anh không lăn tăn, chọn ngay ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô.
Tốt nghiệp đại học, anh có 1 năm làm việc tại Thaco Trường Hải. Tuy nhiên, anh không theo đúng chuyên ngành mà chuyển từ kỹ thuật đơn thuần sang nhân viên bán hàng.
Sau đó, anh Tô Yô Ta chuyển sang làm việc tại Toyota Phú Mỹ Hưng. Anh nhớ, chủ đề đầu tiên của buổi phỏng vấn là cái tên đặc biệt của anh. Chỉ sau 10 phút trao đổi, anh được nhận vào vị trí nhân viên bán hàng.
Quá trình làm việc năng nổ, anh được đề bạt làm trưởng nhóm, đào tạo nhân viên bán hàng.
Sau 8 năm làm việc tại Toyota Phú Mỹ Hưng, anh Tô Yô Ta xin nghỉ vào đầu năm 2023. Anh quyết định khởi nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh xe đã qua sử dụng. Đồng thời, anh còn nhận lời huấn luyện, đào tạo nhân viên bán hàng cho các đại lý.
Em gái tên Tô Cô Rô Na, em trai tên Tô Sô Ny
Hồi nhỏ, anh Tô Yô Ta thường bị bạn bè cùng lớp, cùng trường trêu đùa, bởi cái tên độc lạ. Lúc đó, anh tức tối, cãi nhau, thậm chí lao vào đánh lại các bạn.
Lớn lên, anh suy nghĩ tích cực hơn, ít khi giận dữ và không cảm thấy tự ti với cái tên có một không hai.
Từ lúc học cấp 2, anh bắt đầu có suy nghĩ: “Tên của mình đặc biệt thì càng phải cố gắng học tập, vươn lên cho xứng đáng. Mình mà học dở sẽ rất xấu hổ. Đằng sau cái tên Tô Yô Ta là sự kỳ vọng của cha mẹ”.
Thêm nữa, cái tên đặc biệt khiến anh trở thành cậu học trò được nhiều người chú ý, từ thầy cô cho đến bạn cùng trường.
“Trường cấp 3 có gần 2.000 học sinh thì đa số các bạn đều biết đến tên tôi. Tiếng lành đồn xa, tiếng xấu còn lan nhanh hơn. Vì vậy, tôi luôn nỗ lực hoàn thiện bản thân”, anh Tô Yô Ta cho biết.
Cái tên đặc biệt còn khiến anh Tô Yô Ta rơi vào các tình huống “dở khóc dở cười”. Khi bán hàng ở đại lý ô tô, anh đều chủ động trao danh thiếp và giới thiệu bản thân.
Tuy nhiên, khách hàng thường thắc mắc, Tô Yô Ta có phải là tên thật của anh. Để chứng minh, anh chỉ còn cách lấy CMND đưa cho khách xem. Rút kinh nghiệm, những lần sau, anh chỉ giới thiệu mình tên Tô, tránh việc khách hỏi lại.
Tô cũng là cái tên mà bạn bè thời đại học thường gọi anh Tô Yô Ta. Trước đó, bạn bè gọi anh bằng Ta nhưng thấy khó xưng hô, mọi người chuyển sang Tô cho dễ.
Cái tên Tô Yô Ta cũng cho anh nhiều kỷ niệm hài hước khi bước vào yêu. Trước đó, anh trò chuyện cùng bạn gái mới quen bằng tài khoản Facebook Tô Yô Ta. Tuy nhiên, cô gái này cứ nghĩ đó là biệt danh, chứ không phải tên thật của anh.
Sau 3 tháng nhắn tin tìm hiểu, anh và bạn gái hẹn gặp nhau. Trong lần hẹn đầu, anh giới thiệu mình tên Tô Yô Ta thì bạn gái không tin, nghĩ anh trêu đùa. Anh không còn cách nào khác, đành “trình” CMND cho bạn gái kiểm tra.
Phản xạ đưa CMND ra cho mọi người xem trong các cuộc gặp đầu dần quen thuộc với anh Tô Yô Ta. Thậm chí, anh chẳng đợi người đối diện thắc mắc mà đưa hẳn CMND hoặc bằng lái xe.
Ngoài anh Tô Yô Ta, 2 người em của anh cũng được cha đặt tên theo các dòng xe và hãng điện tử nổi tiếng. Người em gái tên Tô Cô Rô Na, em trai út tên Tô Sô Ny (tên thường gọi Win).
Một người em gái khác được mẹ anh làm khai sinh với tên Tô Kiều Mi do lúc đó cha anh bị bệnh.
Đúng với kỳ vọng của cha anh Tô Yô Ta, 4 người con đều tốt nghiệp đại học, có công việc ổn định.
Ảnh: Nhân vật cung cấp